Để tiếp tục vươn mình trỗi dậy Trung Quốc sẽ phải đối đầu với vô vàn thách thức bởi cường quốc số 1 thế giới chắc chắn sẽ hành động ngày càng quyết liệt để ngăn chặn họ.
Khôn ngoan hay sai lầm?
Ngày nay, giới chức hàng đầu của Mỹ dường như đều tin rằng đó là điều tất yếu khi nền dân chủ lâu đời nhất trên thế giới sẽ phải đương đầu với nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới đồng thời cũng là quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ dù có những biểu hiện của sự suy giảm quyền lực toàn cầu song trên thực tế, họ vẫn mạnh hơn, giàu có hơn và sáng tạo Trung Quốc so với năm 1991. Nói cách khác, Mỹ không suy giảm đến mức tương xứng so với Trung Quốc hay bất cứ một quốc gia mới nổi nào khác.
Tuy nhiên, việc khẳng định điều này (bởi một bộ phận giới phân tích) lại gây ra những hiệu ứng vô cùng nguy hiểm có khả năng đẩy Washington và Bắc Kinh vào một cuộc đối đầu căng thẳng.
Dù Bắc Kinh tăng mạnh ngân sách quốc phòng trong khi Washington lại cắt giảm đi, thì chi tiêu quốc phòng hiện nay của Mỹ vẫn gấp 8 lần so với Trung Quốc. Những cảnh báo thổi phồng về chi tiêu quân sự của Trung Quốc khiến Lầu Năm góc rục rịch lên các kế hoạch và các chương trình đầu tư phát triển công nghệ. Kêu gọi cắt giảm ngân sách quốc phòng là vậy song Tổng thống Obama vẫn hào phóng ủng hộ rót cho Lầu Năm góc những khoản tiền kếch xù, lớn hơn cả khoản ngân sách quốc phòng của 10 quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới cộng lại. Đã thế, Mỹ sẽ không phải đổ tiền tấn hai cuộc chiến tốn kém tại Iraq và Afghanistan nữa sau khi chính thức quyết định rút lui khỏi vũng lầy Trung Đông.
Ngoài ra, bất chấp áp lực phải chi tiêu thắt lưng buộc bụng, hải quân Mỹ sẽ không giảm đội tàu sân bay từ 11 xuống còn 10. Trong khi đó, nhìn về phía Trung Quốc, con rồng châu Á chỉ tự hào với một tàu sân bay được tân trang lại từ khối sắt vụn mua lại của Ukraine, có thể di chuyển trên biển nhưng không được trang bị máy bay có căn cứ mặt đất.
Trong khi đó, Trung Quốc đang đối mặt với hệ quả của tăng trưởng nóng với sự nổi lên của hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, thiếu nước, các vấn đề nhân liên quan đến khẩu học… Đáng báo động là, nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nóng, những vấn đề trên sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Theo ước tính chính thức của Bắc Kinh, trong những năm tới, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm từ 9 – 10% / năm xuống còn 7%/ năm.
Tuy nhiên, không quan trọng GDP của Trung Quốc cao đến mấy, thu nhập bình quân đầu người của người dân nước này trên thực tế vẫn còn thấp hơn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và phương Tây.
Bất chấp GDP cao, thu nhập bình quân đầu người của người Trung Quốc vẫn thấp hơn so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và phương Tây. Ảnh minh họa: China Daily.
Ngoài ra, chính sách một con mà Trung Quốc áp dụng nhằm kìm hãm bùng nổ dân số đang đặt ra nhiều hệ quả đáng ngại cho xã hội. Trong vòng 20 năm tới, Trung Quốc sẽ có khoảng 300 triệu người đến tuổi về hưu tương ứng với tỷ lệ công nhân về hưu là 8 người/ ngày gấp bốn lần so với tỷ lệ hai người/ngày hiện nay.Công tác an sinh xã hội dành cho nhóm đối tượng này, theo ước tính có thể làm hao tổn đáng kể GDP của đất nước.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng dễ bị tổn thương với các sự kiện ngoại sinh hơn Mỹ. Trung Quốc phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn Mỹ và ngày càng phải tìm cách nhập khẩu thêm dầu mỏ nhằm thỏa mãn cơn khát năng lượng của nền kinh tế và ở một khía cạnh nhỏ hơn, là để đáp ứng đủ nhiên liệu cho trào lưu nghiện xế hộp của tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo trong nước.
Mỹ, ngược lại, đang tự khai thác nhiều hơn trữ lượng dầu mỏ và khí đốt đồng thời có nguồn cung năng lượng dồi dào và sẵn sàng từ các láng giềng tại châu Mỹ.
Ông K. Shanmugam, Ngoại trưởng Singapore – đồng minh lâu năm của Mỹ trong chuyến viếng thăm Nhà Trắng hồi tháng hai năm nay từng nhấn mạnh rằng các áp lực trong nước cũng như áp lực trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ chính là nguyên nhân “đẩy những luận điệu chống Trung Quốc tiến xa hơn trong các cuộc tranh luận trong nước”. Lập trường cứng rắn với Trung Quốc có thể sẽ giúp ông Obama hoặc bất cứ ứng viên Tổng thống nào ghi điểm trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Tuy nhiên, theo ông K. Shanmugam, Mỹ không nên đánh giá thấp mức độ của các cuộc tranh luận chống Trung Quốc bởi chúng có thể châm ngòi cho các tình huống phức tạp, nguy hiểm và không ai mong muốn bùng lên, ảnh hưởng đến sự ổn định và hòa bình trong khu vực”.
Nói cách khác, xu hướng đối đầu và không ngừng chuẩn bị cho một kịch bản như trên với Trung Quốc của Mỹ, không có gì phải nghi ngờ sẽ chỉ tổ khiêu khích con rồng châu Á trở nên hung hăng hơn và sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh – thảm họa đối với tất cả các bên.
Bạch Dương (tổng hợp/ĐVO)
 
Top