Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự trong việc hiện đại hóa hải quân đủ sức để chống lại các mối đe dọa nhằm bảo vệ chủ quền lãnh hải.
Trang Topwar.ru hôm 21 tháng 5 đã đăng tải bài viết của chuyên gia quân sự Nga Sergei Yuferev bình luận về sức mạnh và quá trình hiện đại hóa của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Bài viết rất dài, dưới đây là một số nội dung tóm lược:
Trước đây, Việt Nam không phải là một nước có lực lượng hải quân mạnh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền an ninh quốc gia. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã hoàn toàn thống trị các vùng biển miền Bắc Việt Nam và thực hiện đưa quân vào các vùng biển này một cách dễ dàng. Hiện nay, Hải quân Việt Nam có khoảng  33,8 nghìn người, trong đó có 1,7 nghìn cảnh sát biển.
Mô hình chiến hạm hiện đại do Nga sản xuất
Lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam được tổ chức thành các vùng hải quân,  với các hải đội tàu mặt nước bao gồm các tàu khu trục, tàu tuần tra và tàu hỗ trợ, 2 binh đoàn hải quân đánh bộ, hai lữ đoàn cảnh sát biển.
Trong trang bị của Hải quân Việt Nam vẫn còn các tàu khu trục nhỏ do Liên Xô xây dựng. Các đội tàu của Việt Nam chỉ mới được tổ chức ở qui mô nhỏ với các trang thiết bị đã quá lạc hậu. Tuy nhiên, gần đây, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các biện pháp tích cực để nâng cấp các tàu chiến cũ và trang bị cho Hải quân các tàu chiến hiện đại.
Các điều kiện tiên quyết để xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh
Hiện nay, khu vực Đông Nam Á là một trong những phát triển nhanh nhất và có vị trí địa chính trị quan trọng bậc nhất trên thế giới.
Đây là khu vực có nguồn nhân lực đồi dào với dân số trên 600 triệu người, là nơi có các tuyến đường biển quan trọng đi qua và đặc biệt là có vị trí chiến lược cho các hoạt động quân sự. Ngoài ra, đây cũng là khu vực rất dễ bùng nổ xung đột.
Tàu ngầm Kilo
Tàu ngầm Kilo
Xung đột ở đây có thể là xung đột nội bộ (bất ổn khu vực, xung đột giáo phái và sắc tộc dai dẳng), xung đột bên ngoài (vi phạm chủ quyền, tội phạm  buôn bán ma túy, khủng bố quốc tế), các mối đe dọa toàn cầu, và xung đột giữa các lực lượng đối lập ở một số quốc gia (cả trong và ngoài khu vực).
Yếu tố quyết định đến chính sách trong khu vực đó là tăng cường vai trò của các vùng biển quốc tế.biển Đông và eo biển Malacca là những nhân tố đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Đây cũng là những nơi tập trung các mối đe dọa quốc tế và an ninh quốc gia. Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đông, Australia và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương.
Đông Nam Á không chỉ trở nên có giá trị chiến lược quan trọng với Mỹ, Trung Quốc mà còn là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn khác như Ấn Độ, Nhật Bản,….  Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi mà các nước trong khu vực đều có xu hướng “mở rộng về phía biển” và đang ngày càng tập trung vào chính sách hàng hải.
Hộ vệ hạm tên lửa Gepard
Hộ vệ hạm tên lửa Gepard
Báo Nga viết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước trong khu vực đẩy mạnh chính sách hàng hải. Để đảm bảo an ninh quốc gia và sự thịnh vượng của nền kinh tế đất nước với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam đã chú trọng phát triển khả năng hàng hải đặc biệt là Hải quân. Hiện tại, việc phát triển của Hải quân Việt Nam đang trở thành một yếu tố quan trọng trong “trò chơi lớn” của 3 cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Xây dựng tiềm lực Hải quân là để bảo vệ chủ quyền đất nước
Việt Nam hiểu rằng đất nước không thể tham gia vào một cuộc chạy đua vũ khí hải quân với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là các nước lớn tại châu Á. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của các cuộc chiến trước đó và để bảo vệ chủ quyền lãnh hải đất nước, Việt Nam phải xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh. Đó là lý do tại sao Hà Nội đã đi theo con đường xây dựng lực lượng hải quân hiện đại và hiệu quả. Đối tác chính trong việc hiện thực hóa các bước đi này là Nga và Ấn Độ – báo Nga nhận xét.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.
Đến nay, Việt Nam luôn kiên định con đường xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu  để bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế cung như các khu vực ven biển của đất nước. Việt Nam có kế hoạch tăng cường tiềm lực hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh hải, chứ không phải tìm cách để tạo ra một cuộc xung đột với Trung Quốc, nước được cho là kẻ luôn muốn “thống trị” toàn diện trên biển Đông.
Ngoài việc xây dựng hải quân để bảo vệ chủ quyền đất nước trước các mối đe dọa, Việt Nam cũng không ngừng đẩy mạnh phát triển hải quan đủ sức để chống lại các mối đe dọa bất thường trên  biển, trong đó bao gồm tội phạm buôn bán ma túy và buôn lậu. Và cũng để đề phòng trước các cuộc xung đột có thể với các nước trong khu vực, mặc dù khả năng này rất khó xảy ra.
Để đáp ứng các yêu nhiệm vụ đặt ra, Hải quân Việt Nam, từ một nước có các hải đội tàu nhỏ bé và lạc hậu, đến nay đã xây dựng các hải đội, hải đoàn với các tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu tên lửa hiện đại đủ sức răn đe và sẽ tiếp tục hiện đại hóa hơn nữa.
Dự án lớn nhất phải kể đến hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm project  636 Varshavyanka, NATO gọi là Kilo, ký kết trong năm 2009 với chi phí 1,8 tỉ đôla. Chiếc tàu đầu tiên được xay dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg tháng 8 năm 2010.
Khu trục hạm SIGMA.
Khu trục hạm SIGMA.
Ngoài ra, Nga cũng đang là đối tác chính trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan cho Việt Nam chẳng hạn như cơ sở cho tàu ngầm. Giá trị của dự án này ước tính khoảng 1,5 đến 2,1 tỷ đôla. Các tàu ngầm đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2013 và chiếc cuối cùng vào năm 2018.
Tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại Varshavyanka đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống chống tên lửa Club-S. Thân tàu được thiết kế với 6 khoang kín có vách ngăn chứa nước nằm ngang trong 2 lớp vỏ tàu.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng choán nước 3,95 nghìn tấn, vận tốc tối đa 20 hải lý/giờ và có khả năng bơi tự động liên tục 45 ngày đêm. Tàu có mức độ ồn rất thấp so với độ ồn tự nhiên của đại dương. Trên thân tàu ngầm được phủ một lớp cao su đặc biệt có khả năng giảm phản xạ sóng âm sonar và khả năng bị phát hiện bởi đối phương.
Các tàu ngầm này là một trong những lựa chọn công nghệ hải quân tốt nhất theo quan điểm “chi phí rẻ, hiệu quả cao”. Nếu cần thiết, hải quân Việt Nam sẽ có thể duy trì sự hiện diện thường xuyên của các tàu ngầm này trên biển rằng trong trường hợp xảy ra xung đột trong một thời gian nhất định.
Yếu tố quan trọng thứ hai trong xây dựng hải quân đó là việc hiện đại hóa tàu khu trục hạng nặng/nhẹ. Năm 2011, Nga đã bàn giao cho Việt Nam hai tàu tuần tra  Gepard 3,9 project 11661E, được sản xuất tại nhà máy Gorky ở Zelenodolsk.
Hợp đồng trị giá 350 triệu đôla đã được ký kết vào năm 2006. Sau khi nhận được 2 hộ vệ hạm Gepard, Việt Nam lại tiếp tục ký với Nga hợp đồng cung cấp thêm 2 chiếc nữa thuộc lớp tàu khu trục này. Khác với các tàu Gpard trước đó, theo yêu cầu của phía Việt Nam, các tàu sau này phải được trang bị các loại vũ khí chống tàu ngầm mạnh mẽ.
Tàu khu trục nhỏ Gepard 3.9 được phát triển trên nền tảng dự án tàu 11.660 của Nga. Dự án này được thành lập là nhằm để phát triển loại tàu tuần tra mới tìm kiếm cũng như theo dõi và kiểm soát bề mặt, dưới nước và các mục tiêu trên không. Gepard-3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.
Khu trục hạm Gepard  đóng cho Hải quân tại Việt Nam được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại.
Tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ có 16 quả tên lửa chống tàu nổi Kh – 35E, một súng 76,2 mm AK-176M đặt ở mũi tùi dùng để chống mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km, 3 tên lửa pháo phòng không cao tốc Palma-SU có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200 m đến 8 km và bay cao 3,5 km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị các ống phóng ngư lôi 533 mm.
Hộ vệ hạm tên lửa Gepard có lượng giãn nước 2.100 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý (52 km/h), bơi ở chế độ tự động liên tục trong 20 ngày đêm. Tàu có thể mang theo trực thăng chóng ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.
Mùa thu năm 2011 Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Hà Lan về việc cung cấp 4 tàu hộ tống /tàu khu trục SIGMA. Các nước như Indonesia và Moroc đã mua nhiều tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan, quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ đóng tàu.
Các khu trục hạm SIGMA có lượng giãn nước từ 1.700 đến 2.400 tấn tùy thuộc vào từng biến thể. Về trang bị vũ khí và đặc điểm kỹ thuật cũng tương tự như Gepard của Nga.
Nói về sức mạnh của Hải quân Việt Nam trong thời kỳ hiện nay không thể không nhắc tới hệ thống tên lửa di động ven biển Bastion-P mà Việt Nam mua lại từ Nga.
Mỗi tổ hợp tên lửa này được trang bị 36 siêu tên lửa chống tàu siêu âm Yakhont , có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km và luôn đặt các tàu của đối phương vào tình trạng báo động. Giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.
Một dự án lớn khác là hợp đồng cung cấp và cấp giấy phép sản xuất các tàu tên lửa Molniya project 1241RE với tổng chi phí khoảng 1 tỷ đôla. Trong những năm 1990, Việt Nam đã được bàn giao 4 tàu  Molniya, trang bị tổ hợp tên lửa Termit.
Năm 1993, Việt Nam đã được cấp giấy phép sản xuất các tàu tên lửa này với tổ hợp tên lửa chống hạm Uran. Chiếc Molnya đầu tiên trang bị hệ thống tên lửa Uran đã được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2007, và chiếc thứ hai vào năm 2008.
Theo hợp đồng đã ký, trong số 12 chiếc Molnya được Việt Nam đặt hàng thì hai chiếc tàu đầu tiên được đóng ở Nga còn10 chiếc còn lại sẽ được cấp phép xây dựng tại Việt Nam.
Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz chuyển giao.
Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Project 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu đôla và sẽ tiếp tục đến năm 2015.
Ngày nay, Hải quân Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển các hải đội tàu từ nhỏ yếu lạc hậu lên các hải đội tàu mạnh mẽ và cực kỳ hiện đại. Đến cuối thập kỷ này, Việt Nam sẽ có một hạm đội hùng hậu đủ sức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là đối với chủ quyền tuyên bố trên Biển Đông.
Trịnh Tuân (Theo Topwar)
 
Top