Nào ngờ Trần Xuân Hoài (1978, Việt Yên – Bắc Giang) bị bắt, cảnh sát dẫn giải Hoài ra xe ngay trước mắt chồng chưa cưới. Cô cứ nghĩ vậy là hết, chẳng ai có lòng bao dung tới mức tha thứ cho kẻ đã phản bội mình ngay trước mắt.
May mắn cho Hoài, sau quãng thời gian đau đớn, chồng chưa cưới của Hoài cũng nhận ra, cô làm vậy là để san sẻ bớt gánh nặng trên vai anh. Vì thế anh đã quyết định cho Hoài một bến bờ hạnh phúc thực sự…
Phận bạc từ bé
Trần Xuân Hoài (1978, Việt Yên – Bắc Giang) từ bé đã phải sống thiếu thốn tình cảm. Không rõ vì lý do gì cha mẹ Hoài chia tay nhau từ sớm, mẹ bỏ lại hai chị em gái Hoài cho cha nuôi năm cô mới vừa tròn 4 tuổi. Cha Hoài sợ các con vất vả nên quyết định một mình “gà trống nuôi con”.
Tới ngày chị em Hoài trưởng thành lại một tay cha vun vén hạnh phúc cho hai chị em mà chẳng được mẹ hỏi thăm dù chỉ một lời. Cha mất, mẹ cũng không về.
Vợ chồng Hoài lục đục rồi chia tay mẹ cũng không hỏi tới. Chưa bao giờ Hoài nhìn thấy mẹ khóc dù chỉ một lần. Với Hoài mẹ chẳng khác một cái cây sừng sững vô tri, vô giác.
Chia tay chồng, ra đi với hai bàn tay trắng cùng một đứa con thơ mới hơn 4 tháng tuổi, Hoài chẳng biết làm gì mà sống.
Thế rồi Hoài bồng con về Hà Nội tìm việc làm thuê. Mẹ con Hoài lưu lạc tới một xóm trọ nghèo ở khu vực gần bến xe Gia Lâm. Mẹ con ôm nhau thì không thể kiếm ra tiền.
Vì vậy, Hoài buộc phải gửi con cho một người phụ nữ cùng xóm trọ trông giùm mà không hề biết người phụ nữ đó là ai và từ đâu tới. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ cả hai mẹ con cùng chết đói thì Hoài không còn lựa chọn nào hơn.
Hoài gửi được con chưa hết ngày thứ 2 đã chẳng còn thấy con và người hàng xóm trọ đâu. Hoài như phát điên, hóa rồ lao đi khắp nơi tìm con, nhưng tất cả đều vô vọng. Hoài không bao giờ được gặp lại đứa con thơ và người phụ nữ đó nữa. Hoài chỉ còn lại một tia hy vọng cuối cùng là báo công an tìm giúp…
Cả 1 năm trời đằng đẵng Hoài chỉ biết khóc và lao đi khắp nơi tìm con nhưng đều bặt vô âm tín. Ngay cả người chồng cũ cũng chẳng buồn giúp gì Hoài trong thời gian đó vì anh không tin con mình bị bắt cóc thật… Nỗi đau quá lớn khiến Hoài chẳng còn thiết gì nữa cho tới khi gặp Ba, một người đàn ông trong thế giới “chợ người”.
Sau thời gian yêu ngắn ngủi, Hoài quyết định dọn về cùng anh Ba chung sống như vợ chồng. Sống với Ba, Hoài cảm nhận được tất cả những cảm giác mà cô chưa bao giờ từng được trải qua, đó là cảm giác được yêu thương, chăm sóc.
Tuy nhiên gia đình anh Ba lại quá nghèo, anh Ba phải mang gánh nặng gia đình ở quê khiến Hoài không khỏi mủi lòng xót thương.
Bước đường sa ngã
Nhiều lúc tận mắt chứng kiến anh Ba “cày ngày, cày đêm” cũng không đủ tiền gửi về phụ giúp gia đình mỗi khi có công to việc lớn, Hoài xót lắm. Nhưng với đồng lương rửa bát thuê cho quán phở thì cô cũng lực bất tòng tâm.
Đang trong lúc bí bách thì Hoài gặp lại Chanh, một chị bạn cũ chơi từ ngày còn nhỏ ở quê, nay đã đổi tên thành Hải Yến. Hoài không biết chị Yến làm gì ở đâu, chỉ biết chị rất nhiều tiền.
Sau đôi ba lần Yến cho Hoài vay không lấy lãi, Yến đã thì thầm to nhỏ rủ Hoài đi “bán thân” vừa nhẹ nhàng, vừa có nhiều tiền.
Nghe tới đó Hoài đã rụng rời chân tay vì sợ hãi. Hoài không chấp nhận nhưng chị Yến cũng đang cần tiền gấp, Hoài biết đào đâu ra tiền để trả nợ khi cô chỉ biết trông vào tiền lương bèo bọt từ nghề rửa bát thuê.
Suy đi tính lại, ngoài việc giấu chồng làm liều, Hoài chẳng còn cách nào hơn. Tuy nhiên, Hoài cũng phải dặn Yến trước, cô chỉ làm vào những giờ rảnh rỗi, thời gian xen kẽ nghỉ ngơi giữa các buổi để trả nợ cho xong chứ không thể theo nghề “bán thân”.
Mặc cả là vậy, nhưng khi kiếm được tiền quá dễ dàng đã khiến Hoài “đánh rơi” lòng tự trọng, nhân phẩm của chính mình.
Hoài nhẩm tính vừa được nghỉ ngơi lại được tiền, số tiền đi “một cuốc”, nửa tiếng đồng hồ cũng có giá trị bằng 3 buổi rửa bát ở quán phở từ 5 giờ tới 9.30 sáng. Vừa được ngủ muộn lại có tiền, chẳng còn gì hơn. Nghĩ vậy, Hoài liền bảo Yến “dẫn mối” cho mình trong khoảng thời gian cuối giờ nghỉ trưa và giờ tan sở.
Thời gian đó Hoài mộc mạc với bản chất vốn có, không hề son phấn nhưng cũng khiến nhiều khách làng chơi thích. Họ cho rằng Hoài là một địa chỉ “an toàn” nên rỉ tai nhau “nếu có nhu cầu cố xếp thời gian còn hơn gặp mấy em mắt xanh mỏ đỏ để mà rước họa vào thân”.
Nhờ vậy cuộc sống của “vợ, chồng” Hoài có phần dễ chịu hơn. Tới lúc này Hoài cần một “bảo đảm” cho mình nên cả hai quyết định tiến tới hôn nhân.
Đồ đạc, cỗ bàn cũng đã được gia đình nhà trai chuẩn bị sẵn… Những tưởng lúc này mọi sóng gió, chìm nổi cuộc đời cũng thế mà vùi lấp sau lưng.
Sau ngày cưới Hoài cũng sẽ vĩnh biệt cái nghề “bán phấn buôn hương” dấm dúi sau lưng chồng bấy lâu. Nào ngờ, đúng ngày Hoài theo chồng về quê chuẩn bị đám cưới thì Yến lại gọi, nài nỉ
Hoài giúp mình làm thêm một “cuốc” cuối cùng rồi hãy dã biệt nghề. Nghĩ tới đám cưới trước mắt, công việc bộn bề ở quán cơm chưa hết giờ làm Hoài từ chối.
Nhưng những cú điện thoại liên tiếp với lời hứa mùi mẫm “khách từ xa tới, hứa trả giá cao và sẽ “tàu nhanh” vì cũng có việc bận lại thêm nỗi lo thiếu hụt tiền chi tiêu cho đám cưới đã khiến Hoài nao núng.
Đánh liều Hoài kết hợp luôn chuyến đi về quê với “công việc”. Nghĩ là làm. Hoài bảo anh Ba chở mình qua nhà nghỉ và nói dối: “Anh ngồi dưới này uống nước, chờ em lên gặp chị bạn khoảng nửa tiếng có chút việc, xong đâu đấy vợ chồng mình về quê luôn. Chị đang ở với bồ nên dặn em đi một mình, chắc ngại. Xong việc em sẽ xuống, đừng gọi điện không chị ấy phật ý”.
Hoài không thể ngờ mọi bí mật của Hoài lại bị vỡ lở ngay trong chiều hôm ấy, trước mắt người chồng chưa cưới của mình.
Chưa đầy 10 phút sau, Hoài đã bị công an bắt quả tang khi đang hành lạc với khách trong nhà nghỉ. Anh Ba cũng vì thế mà bị đưa về trụ sở công an lấy lời khai.
Nhìn anh Ba trong phút chốc Hoài hiểu vậy là hết. Chẳng người đàn ông nào vị tha tới mức chấp nhận một người vợ ngang nhiên biến “chồng” thành gã lái xe ôm khờ khạo, ngu ngốc. Ngang nhiên cho chồng dài cổ ngồi dưới quán nước chờ để mình hành lạc với khách ngay trước mắt.
Hạnh phúc không ngờ
Những lo lắng, sợ hãi của Hoài hoàn toàn có lý. Tận mắt chứng kiến vợ bị công an bắt rồi chính anh cũng bị nghi oan, anh Ba giận lắm. Trên đường từ trụ sở công an trở về nhà, hàng trăm câu hỏi được đặt ra khiến anh Ba cay hận.
Cả đêm mất ngủ, cả tháng phờ phạc, anh Ba chẳng còn thiết làm ăn. Nhưng cuối cùng, anh Ba nhận ra một điều - “số tiền Hoài kiếm được đều không dùng vào việc ăn chơi, bù đắp bản thân.
Từ ngày chung sống Hoài vẫn luôn là một cô thôn nữ chân chất, không son phấn, không ăn diện. Hoài gọn gàng trong những bộ quần áo rẻ tiền may sẵn.
Hoài oằn lưng kiếm tiền hay tự đánh mất bản thân cũng vì lo cho mình. Có bao nhiêu tiền Hoài đều đưa hết cho chồng gửi về quê cho mẹ già sửa cái này, sắm cái kia…”
Có lẽ sai lầm của Hoài cũng đều do anh mà ra. Do Hoài thực lòng yêu thương, xót xa cho những buổi làm quần quật đêm ngày của anh nên mới dại dột thế. Hoài thật đáng giận nhưng cũng thật đáng thương.
Anh Ba hoàn toàn có quyền bỏ Hoài nhưng anh đã không làm vậy. Anh tin tưởng, sau khi từ trại phục hồi nhân phẩm trở về, Hoài sẽ nghĩ lại, làm lại từ đầu. Và anh sẽ không bao giờ để Hoài phải dại dột thêm một lần nữa.
Vẫn chưa phải là người nhà nên anh không có quyền thăm nom Hoài. Anh đành nhờ chị gái Hoài nhắn gửi lời động viên của anh tới cô: “Cố gắng cải tạo thật tốt, ngày trở về anh sẽ đón em chỉ cần em hứa dù khó khăn, khổ sở thế nào cũng không bao giờ được dại dột bán mình nữa”.
Từ đó tháng nào anh cũng cùng chị gái Hoài tới trung tâm tiếp tế, thăm nom vợ cùng lời hứa hẹn chân thành. Biết được điều này Hoài cảm động lắm.
Cô không ngờ anh lại vị tha đến thế. Hoài tự hứa với lòng mình không bao giờ dại dột như vậy nữa. Ở đây trong trung tâm phục hồi nhân phẩm số hai, Yên Bài này Hoài đã ngộ ra được ý nghĩa của cuộc sống…
May mắn cho Hoài, sau quãng thời gian đau đớn, chồng chưa cưới của Hoài cũng nhận ra, cô làm vậy là để san sẻ bớt gánh nặng trên vai anh. Vì thế anh đã quyết định cho Hoài một bến bờ hạnh phúc thực sự…
Phận bạc từ bé
Trần Xuân Hoài (1978, Việt Yên – Bắc Giang) từ bé đã phải sống thiếu thốn tình cảm. Không rõ vì lý do gì cha mẹ Hoài chia tay nhau từ sớm, mẹ bỏ lại hai chị em gái Hoài cho cha nuôi năm cô mới vừa tròn 4 tuổi. Cha Hoài sợ các con vất vả nên quyết định một mình “gà trống nuôi con”.
Tới ngày chị em Hoài trưởng thành lại một tay cha vun vén hạnh phúc cho hai chị em mà chẳng được mẹ hỏi thăm dù chỉ một lời. Cha mất, mẹ cũng không về.
Vợ chồng Hoài lục đục rồi chia tay mẹ cũng không hỏi tới. Chưa bao giờ Hoài nhìn thấy mẹ khóc dù chỉ một lần. Với Hoài mẹ chẳng khác một cái cây sừng sững vô tri, vô giác.
Chia tay chồng, ra đi với hai bàn tay trắng cùng một đứa con thơ mới hơn 4 tháng tuổi, Hoài chẳng biết làm gì mà sống.
Thế rồi Hoài bồng con về Hà Nội tìm việc làm thuê. Mẹ con Hoài lưu lạc tới một xóm trọ nghèo ở khu vực gần bến xe Gia Lâm. Mẹ con ôm nhau thì không thể kiếm ra tiền.
Vì vậy, Hoài buộc phải gửi con cho một người phụ nữ cùng xóm trọ trông giùm mà không hề biết người phụ nữ đó là ai và từ đâu tới. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ cả hai mẹ con cùng chết đói thì Hoài không còn lựa chọn nào hơn.
Hoài gửi được con chưa hết ngày thứ 2 đã chẳng còn thấy con và người hàng xóm trọ đâu. Hoài như phát điên, hóa rồ lao đi khắp nơi tìm con, nhưng tất cả đều vô vọng. Hoài không bao giờ được gặp lại đứa con thơ và người phụ nữ đó nữa. Hoài chỉ còn lại một tia hy vọng cuối cùng là báo công an tìm giúp…
Cả 1 năm trời đằng đẵng Hoài chỉ biết khóc và lao đi khắp nơi tìm con nhưng đều bặt vô âm tín. Ngay cả người chồng cũ cũng chẳng buồn giúp gì Hoài trong thời gian đó vì anh không tin con mình bị bắt cóc thật… Nỗi đau quá lớn khiến Hoài chẳng còn thiết gì nữa cho tới khi gặp Ba, một người đàn ông trong thế giới “chợ người”.
Sau thời gian yêu ngắn ngủi, Hoài quyết định dọn về cùng anh Ba chung sống như vợ chồng. Sống với Ba, Hoài cảm nhận được tất cả những cảm giác mà cô chưa bao giờ từng được trải qua, đó là cảm giác được yêu thương, chăm sóc.
Tuy nhiên gia đình anh Ba lại quá nghèo, anh Ba phải mang gánh nặng gia đình ở quê khiến Hoài không khỏi mủi lòng xót thương.
Bước đường sa ngã
Nhiều lúc tận mắt chứng kiến anh Ba “cày ngày, cày đêm” cũng không đủ tiền gửi về phụ giúp gia đình mỗi khi có công to việc lớn, Hoài xót lắm. Nhưng với đồng lương rửa bát thuê cho quán phở thì cô cũng lực bất tòng tâm.
Đang trong lúc bí bách thì Hoài gặp lại Chanh, một chị bạn cũ chơi từ ngày còn nhỏ ở quê, nay đã đổi tên thành Hải Yến. Hoài không biết chị Yến làm gì ở đâu, chỉ biết chị rất nhiều tiền.
Sau đôi ba lần Yến cho Hoài vay không lấy lãi, Yến đã thì thầm to nhỏ rủ Hoài đi “bán thân” vừa nhẹ nhàng, vừa có nhiều tiền.
Nghe tới đó Hoài đã rụng rời chân tay vì sợ hãi. Hoài không chấp nhận nhưng chị Yến cũng đang cần tiền gấp, Hoài biết đào đâu ra tiền để trả nợ khi cô chỉ biết trông vào tiền lương bèo bọt từ nghề rửa bát thuê.
Suy đi tính lại, ngoài việc giấu chồng làm liều, Hoài chẳng còn cách nào hơn. Tuy nhiên, Hoài cũng phải dặn Yến trước, cô chỉ làm vào những giờ rảnh rỗi, thời gian xen kẽ nghỉ ngơi giữa các buổi để trả nợ cho xong chứ không thể theo nghề “bán thân”.
Mặc cả là vậy, nhưng khi kiếm được tiền quá dễ dàng đã khiến Hoài “đánh rơi” lòng tự trọng, nhân phẩm của chính mình.
Hoài nhẩm tính vừa được nghỉ ngơi lại được tiền, số tiền đi “một cuốc”, nửa tiếng đồng hồ cũng có giá trị bằng 3 buổi rửa bát ở quán phở từ 5 giờ tới 9.30 sáng. Vừa được ngủ muộn lại có tiền, chẳng còn gì hơn. Nghĩ vậy, Hoài liền bảo Yến “dẫn mối” cho mình trong khoảng thời gian cuối giờ nghỉ trưa và giờ tan sở.
Thời gian đó Hoài mộc mạc với bản chất vốn có, không hề son phấn nhưng cũng khiến nhiều khách làng chơi thích. Họ cho rằng Hoài là một địa chỉ “an toàn” nên rỉ tai nhau “nếu có nhu cầu cố xếp thời gian còn hơn gặp mấy em mắt xanh mỏ đỏ để mà rước họa vào thân”.
Nhờ vậy cuộc sống của “vợ, chồng” Hoài có phần dễ chịu hơn. Tới lúc này Hoài cần một “bảo đảm” cho mình nên cả hai quyết định tiến tới hôn nhân.
Đồ đạc, cỗ bàn cũng đã được gia đình nhà trai chuẩn bị sẵn… Những tưởng lúc này mọi sóng gió, chìm nổi cuộc đời cũng thế mà vùi lấp sau lưng.
Sau ngày cưới Hoài cũng sẽ vĩnh biệt cái nghề “bán phấn buôn hương” dấm dúi sau lưng chồng bấy lâu. Nào ngờ, đúng ngày Hoài theo chồng về quê chuẩn bị đám cưới thì Yến lại gọi, nài nỉ
Hoài giúp mình làm thêm một “cuốc” cuối cùng rồi hãy dã biệt nghề. Nghĩ tới đám cưới trước mắt, công việc bộn bề ở quán cơm chưa hết giờ làm Hoài từ chối.
Nhưng những cú điện thoại liên tiếp với lời hứa mùi mẫm “khách từ xa tới, hứa trả giá cao và sẽ “tàu nhanh” vì cũng có việc bận lại thêm nỗi lo thiếu hụt tiền chi tiêu cho đám cưới đã khiến Hoài nao núng.
Đánh liều Hoài kết hợp luôn chuyến đi về quê với “công việc”. Nghĩ là làm. Hoài bảo anh Ba chở mình qua nhà nghỉ và nói dối: “Anh ngồi dưới này uống nước, chờ em lên gặp chị bạn khoảng nửa tiếng có chút việc, xong đâu đấy vợ chồng mình về quê luôn. Chị đang ở với bồ nên dặn em đi một mình, chắc ngại. Xong việc em sẽ xuống, đừng gọi điện không chị ấy phật ý”.
Hoài không thể ngờ mọi bí mật của Hoài lại bị vỡ lở ngay trong chiều hôm ấy, trước mắt người chồng chưa cưới của mình.
Chưa đầy 10 phút sau, Hoài đã bị công an bắt quả tang khi đang hành lạc với khách trong nhà nghỉ. Anh Ba cũng vì thế mà bị đưa về trụ sở công an lấy lời khai.
Nhìn anh Ba trong phút chốc Hoài hiểu vậy là hết. Chẳng người đàn ông nào vị tha tới mức chấp nhận một người vợ ngang nhiên biến “chồng” thành gã lái xe ôm khờ khạo, ngu ngốc. Ngang nhiên cho chồng dài cổ ngồi dưới quán nước chờ để mình hành lạc với khách ngay trước mắt.
Hạnh phúc không ngờ
Những lo lắng, sợ hãi của Hoài hoàn toàn có lý. Tận mắt chứng kiến vợ bị công an bắt rồi chính anh cũng bị nghi oan, anh Ba giận lắm. Trên đường từ trụ sở công an trở về nhà, hàng trăm câu hỏi được đặt ra khiến anh Ba cay hận.
Cả đêm mất ngủ, cả tháng phờ phạc, anh Ba chẳng còn thiết làm ăn. Nhưng cuối cùng, anh Ba nhận ra một điều - “số tiền Hoài kiếm được đều không dùng vào việc ăn chơi, bù đắp bản thân.
Từ ngày chung sống Hoài vẫn luôn là một cô thôn nữ chân chất, không son phấn, không ăn diện. Hoài gọn gàng trong những bộ quần áo rẻ tiền may sẵn.
Hoài oằn lưng kiếm tiền hay tự đánh mất bản thân cũng vì lo cho mình. Có bao nhiêu tiền Hoài đều đưa hết cho chồng gửi về quê cho mẹ già sửa cái này, sắm cái kia…”
Có lẽ sai lầm của Hoài cũng đều do anh mà ra. Do Hoài thực lòng yêu thương, xót xa cho những buổi làm quần quật đêm ngày của anh nên mới dại dột thế. Hoài thật đáng giận nhưng cũng thật đáng thương.
Anh Ba hoàn toàn có quyền bỏ Hoài nhưng anh đã không làm vậy. Anh tin tưởng, sau khi từ trại phục hồi nhân phẩm trở về, Hoài sẽ nghĩ lại, làm lại từ đầu. Và anh sẽ không bao giờ để Hoài phải dại dột thêm một lần nữa.
Vẫn chưa phải là người nhà nên anh không có quyền thăm nom Hoài. Anh đành nhờ chị gái Hoài nhắn gửi lời động viên của anh tới cô: “Cố gắng cải tạo thật tốt, ngày trở về anh sẽ đón em chỉ cần em hứa dù khó khăn, khổ sở thế nào cũng không bao giờ được dại dột bán mình nữa”.
Từ đó tháng nào anh cũng cùng chị gái Hoài tới trung tâm tiếp tế, thăm nom vợ cùng lời hứa hẹn chân thành. Biết được điều này Hoài cảm động lắm.
Cô không ngờ anh lại vị tha đến thế. Hoài tự hứa với lòng mình không bao giờ dại dột như vậy nữa. Ở đây trong trung tâm phục hồi nhân phẩm số hai, Yên Bài này Hoài đã ngộ ra được ý nghĩa của cuộc sống…